• Trang chủ /
  • Uncategorized @vi
  • / Bảo vệ đề tài NCKH – thêm một dấu ấn mới trên con đường thực học – thực hành của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non

Bảo vệ đề tài NCKH – thêm một dấu ấn mới trên con đường thực học – thực hành của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non

Sáng 24/9/2024 các bạn sinh viên Mạc Thị Kim Anh, Lê Thị Thùy Dung, Nguyễn Hồng Y Cẩm sinh viên năm 2 ngành Giáo dục Mầm non đã bảo vệ đạt loại tốt đề tài “Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo dự án cho trẻ 5 – 6 tuổi”. Kết qủa nghiên cứu đã nhấn mạnh, giáo dục thể chất rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên hiện nay nhiều cha mẹ lại dường như chỉ quan tâm đến việc giáo dục kiến thức, kỹ năng sống. Trên thực tế, những trẻ khỏe mạnh mới có thể phát triển tư duy, trí thông minh, kỹ năng sống một cách hiệu quả nhất. Xã hội cần nhìn nhận vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi không chỉ là việc rèn luyện thể chất mà còn là việc phát triển toàn diện cho trẻ. Phương pháp dạy học theo dự án sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác và tự quản lý, từ đó tạo ra những người công dân toàn diện cho xã hội. Việc giáo dục phải tập trung vào việc trẻ được trải nghiệm thực tế và thực hành. Phương pháp dạy học theo dự án tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu, khám phá, thực hành và tự học thông qua các hoạt động thực tế, đáp ứng nhu cầu xã hội. Xã hội mong đợi rằng việc giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi không chỉ giúp trẻ rèn luyện thể chất mà còn phát triển các kỹ năng sống như tự tin, sáng tạo, khám phá và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học theo dự án giúp trẻ phát triển những kỹ năng này thông qua việc tham gia các hoạt động thể chất có tính tương tác và thực hành. Không chỉ tập trung vào việc rèn luyện thể chất mà còn tích hợp kiến thức và kỹ năng từ các lĩnh vực khác như khoa học, toán học, nghệ thuật, văn hóa,… Phương pháp dạy học theo dự án giúp tạo điều kiện để trẻ kết hợp và ứng dụng kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực trong hoạt động giáo dục thể chất.

Nếu phương pháp này không giúp trẻ phát triển các kỹ năng thể chất cơ bản như đá bóng, bơi lội, chạy nhanh, thậm chí có thể gây ra tình trạng bỏ lỡ các nội dung giáo dục quan trọng. Mâu thuẫn có thể xảy ra giữa năng lực của giáo viên và yêu cầu của phương pháp dạy học theo dự án. Để áp dụng phương pháp này, giáo viên cần có kiến thức sâu về giáo dục thể chất và kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học theo dự án. Nếu giáo viên không đủ năng lực, khả năng này có thể bị hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp. Trẻ ở độ tuổi này thường còn trẻ con, không có khả năng tư duy trừu tượng và lập kế hoạch một dự án phức tạp. Do đó, việc áp dụng phương pháp này có thể gây ra sự không hiệu quả và không phù hợp với khả năng phát triển của trẻ.

Khi tham gia vào các hoạt động thể chất được tổ chức theo dự án, trẻ sẽ được thử thách và phải đối mặt với các tình huống không quen thuộc. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng giảm thiểu rủi ro và tư duy linh hoạt. Khi áp dụng phương pháp này trong hoạt động giáo dục thể chất, trẻ sẽ được khuyến khích để tìm hiểu về cơ thể, sức khỏe và các hoạt động thể chất khác nhau. Tham gia vào các hoạt động thể chất dựa trên dự án, trẻ sẽ phải hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu chung, giúp trẻ phát triển kỹ năng hợp tác và giao tiếp, cũng như hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của làm việc nhóm. Phương pháp dạy học theo dự án tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi.khuyến khích trẻ sử dụng sự sáng tạo và ứng dụng kiến thức vào thực tế.

Nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn, cơ thể trẻ dễ phát triển lệch lạc, mất cân đối.Vì vậy, ở lứa tuôi này, trẻ cần được tham gia các hoạt động thể chất và các hình thức vận động khác như nặn hình, vẽ, vận động theo nhạc,…Trong đời sống thực tế xã hội, không có giáo dục thể chất chung chúng tồn tại ngoài điều kiện lịch sử cụ thể.Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. “Giáo dục thể chất” được nhìn nhận là một môn học đơn giản thông qua các động tác, nhưng để rèn được trẻ đi vào nề nếp, có kỹ năng kỹ xảo thì đây là việc làm không hề đơn giản. Thông qua các hoạt động thể dục đúng dẫn nhịp nhàng dễ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, khéo léo, bền bỉ để thực hiện các hoạt động khác được tốt hơn bên cạnh đó còn hình thành cho trẻ một số thói quen cần thận, chính xác, tạo cơ sở ban đầu cho trẻ tiếp xúc, lĩnh hội các kiến thức về thế giới xung quanh, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Nhưng để xây dựng được những điều ấy ta cần phải lên các giáo án và các hoạt động bài tập phù hợp với lứa tuổi của trẻ .

Dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả như sau: Về cơ sở lý luận: đề tài đã nghiên cứu tổng quan về tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo dự án, đã làm rõ một số khái niệm trọng tâm và chỉ ra quá trình tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo dự án cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mang lại những hiệu quả giáo dục cao.

Đề tài đã nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng về nhận biết, hiểu và khả năng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo dự án của giáo viên tại một số trường mầm non công lập và tư thục trên địa bàn một số quận tại TP.HCM, kết quả cho thấy giáo viên có nhận thức chưa sâu về việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo dự án, họ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo dự án: chỉ mới nghe qua chưa từng tiếp cận, quá trình thực hiện mất nhiều thời gian, tốn kém,…. Bên cạnh những khó khăn đó, chúng tôi cũng nhận GVMN rất quan tâm và mong muốn tiếp cận PPDH này vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.

Về việc khảo nghiệm: Từ kết quả chương 3 cho thấy việc xây dựng và khảo nghiệm các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo dự án được sự ủng hộ và đánh giá cao từ phía giáo viên trực tiếp dạy trẻ 5-6 tuổi và Ban giám hiệu. Chúng tôi hi vọng phát triển kết qủa nghiên cứu này bằng cách thực nghiệm để đánh giá mức độ khả thi và hiệu quả của các biện pháp này trong thực tế.

Từ kết qủa nghiên cứu, nhóm sinh viên cũng khuyến nghị

Việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo dự án đòi hỏi GV cần có tâm huyết với nghề, bên cạnh đó cũng cần có được sự ủng hộ từ phía lãnh đạo nhằm giúp GV có thể thuận lợi tổ chức các hoạt động mà không gặp phải những rào cản về mặt cơ sở vật chất hay tâm lý lo lắng. Để góp phần nâng cao khả năng ứng dụng thành công các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo dự án ở các trường mầm non, đề tài có một số đề xuất như sau:

Thứ nhất, nhà trường nên giúp cho GV có cơ hội giao lưu, trao đổi chuyên và tiếp cận với nhiều PPDH mới khác nhau, không chỉ là PPDH theo Dự án. Các Phòng Giáo dục cần phối hợp các trường mầm non tìm hiểu nhu cầu và hứng thú của GVMN. Từ đó xây dựng kế hoạch mời những chuyên gia giàu kinh nghiệm nhằm giúp GV hiểu được bản chất của phương pháp dạy học theo dự án nói chung và tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo dự án nói riêng, cách thức thực hiện một dự án. Bên cạnh đó, cung cấp tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học theo dự án nhằm giúp giáo viên khắc phục khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu đáng tin cậy về phương pháp dạy học theo dự án.

Giáo viên được tạo điều ứng dụng các PPDH khác nhau vào chương trình giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo dự án, giúp giáo viên phát huy tính linh hoạt và sáng tạo hơn trong hoạt động dạy học của mình. Giáo viên nên thường xuyên xây dựng phương án và tổ chức thử nghiệm các hoạt động giáo dục thể chất theo dự án khác nhau để có cơ hội trải nghiệm trực tiếp, nghe, nhìn và thực hành. Tạo điều kiện để giáo viên chia sẻ kinh nghiệm với nhau, giúp giáo viên đánh giá lẫn nhau, rút ra những bài học quý báu từ bản thân và đồng nghiệp.

Call Now