Sinh viên học ngành Tâm lý xong sẽ làm việc ở đâu ?

  TS. Bùi Thị Việt

Tâm lý học là ngành khoa học tìm hiểu và lý giải về hành vi, cảm xúc và tư duy của con người, được đánh giá cao và rất cần thiết trong rất nhiểu các lĩnh vực như giáo dục, y tế, kinh tế, an ninh, xã hội, thể thao… Đây cũng là ngành học được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp. Trong quá trình học tại trường đại học Nguyễn Tất Thành, sinh viên được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của các vị trí công việc sau đây:

Chuyên viên tham vấn, Nhà trị liệu tâm lý: Xã hội hiện đại đang kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần của con người. Các bác sĩ tâm thần rất cần sự hỗ trợ của các chuyên viên tham vấn tâm lý, nhà trị liệu tâm lý để đồng hành và phân tích cho thân chủ hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý với người khác, những khó khăn tâm lý của chính bản thân mình, chỉ cho họ thấy đâu là nguyên nhân, cách phòng tránh, giải tỏa các vấn đề tâm lý của con người trong cuộc sống hiện tại, giúp họ lấy lại sự cân bằng tâm trí và có khả năng tự ứng phó lành mạnh với những vấn đề trong cuộc sống, sau khi ngừng tiến trình trị liệu cùng tâm lý gia.

Chuyên viên tâm lý học đường: giúp cho người lớn, học sinh, sinh viên có nhu cầu nhận diện, hiểu được những vấn đề của bản thân đang gặp phải, những áp lực, khúc mắc trong học tập, cuộc sống, trong các mối quan hệ với chính những người thân trong gia đình, những người xung quanh hay trong tình yêu, giúp ổn định tư tưởng, nâng cao sức khỏe tinh thần và tập trung học tập.

Nhà nghiên cứu tâm lý học: làm công tác nghiên cứu trong các Viện, Trung tâm nghiên cứu, hoặc dạy học trong các trường đại học, cao đẳng, có nhiều cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu, làm việc với những đối tượng trong nhiều độ tuổi khác nhau và các nghiên cứu về những hiện tượng xã hội.

 Nhà tư vấn tuyển dụng, nhân sự: Bên cạnh các nhà quản lí doanh nghiệp, tổ chức, cần có các nhà tư vấn tuyển dụng để giúp đánh giá nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của từng vị trí nhân sự, việc tiếp xúc với các nhân sự mới để xác định khả năng phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng là một việc làm rất quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức.

Ngoài ra còn có các lĩnh vực như: Giáo viên dạy kỹ năng sống, giáo viên dạy trẻ cho các trường chuyên biệt,…

Học ngành Tâm lý học ra trường làm việc ở đâu?

Ngay trong thời gian thực tập, có nhiều sinh viên ngành Tâm lý học đã có cơ hội lựa chọn nơi làm việc bởi có nhiều cơ hội việc làm khác nhau:

  • Tại phòng khám của các bệnh viện;
  • Các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý;
  • Tại các tổ chức, doanh nghiệp, công ty;
  • Tại các trung tâm tư vấn, tổ chức phi chính phủ;
  • Giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học;
  • Nghiên cứu viên trong các Viện/Trung tâm nghiên cứu;
  • Các trung tâm kỹ năng;
  • Các trường chuyên biệt dành cho trẻ em.

Công việc của nhà Tâm lý, bên cạnh những kiến thức, kỹ năng chuyên môn giỏi còn yêu cầu khả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát, có khả năng giao tiếp, biết lắng nghe và chia sẻ, linh hoạt, biến hóa trong mọi tình huống, thích khám phá, nghiên cứu thế giới nội tâm, dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc mở. Nếu bạn muốn mình là người “rất tâm lý” thì hãy thử sức với ngành học thú vị này nhé.

Một số hình ảnh về sinh viên ngành Tâm lí học trường Đại học Nguyễn Tất Thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Call Now