Khái quát về việc sử dụng thương mại điện tử trong Giáo dục mầm non

TS. Bùi Thị Việt

Sáng ngày 12/9, tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành – cơ sở tại TP. Thủ Đức đã diễn ra Hội thảo “Tác động của thương mại điện tử đối với môi trường” do UBND TPHCM chủ trì, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Hội đồng Hiệu trưởng Khối ngành Khoa học sự sống và Môi trường phối hợp tổ chức. Đây là hội thảo quốc gia đầu tiên trong nước về tác động của thương mại điện tử đối với môi trường. Hội thảo là diễn đàn quan trọng để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu các tác động tiêu cực của thương mại điện tử đến môi trường.

Trong bối cảnh bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số tác động mạnh mẽ đến quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Nhờ có thương mại điện tử, cán bộ quản lí, giáo viên mầm non có nhiều cơ hội tiếp nhận thêm nhiều kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy mới, nhiều phương thức quản lí phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, sự thay đổi này đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với họ. Nhiều cán bộ quản lí, giáo viên mầm non gặp khó khăn, hạn chế khi sử dụng thương mại điện tử để phục vụ cho việc chuyển đổi số trong tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và quản lí. Bài viết này tập trung vào việc phân tích kết qủa khảo sát thực trạng sử dụng thương mại điện tử để nâng cao trình độ chuyên môn, những khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thương mại điện tử của giáo viên mầm non, cán bộ quản lí trong các cơ sở Giáo dục mầm non. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng thương mại điện tử, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

– Từ khóa: Thương mại điện tử, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cán bộ quản lí, giáo viên mầm non

In the context of the explosion of the 4.0 Industrial Revolution, Digital Transformation has a strong impact on the process of fundamental and comprehensive innovation of education. Thanks to e-commerce, managers and preschool teachers have many opportunities to receive more knowledge, methods, new forms of teaching organization, and many management methods suitable to reality, meeting new needs. meet the needs of society. However, this change has been posing significant challenges for them. Many managers and preschool teachers face difficulties and limitations when using e-commerce to serve digital transformation in the organization of child care, education and management activities. This article focuses on analyzing the results of a survey on the current status of using e-commerce to improve professional qualifications, difficulties, and factors affecting the use of e-commerce by preschool teachers. preschoolers, managers in preschool education facilities. On that basis, propose appropriate solutions to improve the effectiveness of e-commerce use, contributing to improving the quality of care and education for preschool children.

Keywords: e-commerce, information technology, digital transformation, managers, preschool teachers

Đặt vấn đề

Chuyển đổi số đang tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục, yêu cầu thay đổi toàn diện. Các quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ngày 03 tháng 6 năm 2020 và Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” (Thủ tướng Chính phủ, 2022) đã chỉ rõ mục tiêu: “Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lí giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”, khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả và công bằng trong giáo dục. (Trịnh Thị Anh Hoa, Trịnh Vân Hà, 2023).

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử (TMĐT) đã phát triển vượt bậc, trở thành động lực chính thúc đẩy kinh tế số và hiện thực hóa mục tiêu hội nhập quốc tế của đất nước. Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định quan trọng như Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 về việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Quyết định 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhờ vậy, mô hình TMĐT ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ mạnh mẽ của số hóa và công nghệ thông tin (CNTT) đã góp phần đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.

Giáo dục không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà còn là quá trình hình thành và phát triển con người, chuẩn bị cho họ đối mặt với những thách thức và cơ hội của cuộc sống. Trong thời đại số hóa, vai trò của giáo dục càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi giáo dục giúp (1) Nâng cao năng lực số, trang bị cho người học những kỹ năng số cơ bản và nâng cao cần thiết để thích ứng với cuộc sống và làm việc trong xã hội số như sử dụng máy tính, tìm kiếm thông tin trên internet, phân tích dữ liệu, lập trình…; (2) Phát triển tư duy sáng tạo: Công nghệ số tạo ra một môi trường học tập đa dạng và linh hoạt, khuyến khích người học tự khám phá, sáng tạo và giải quyết vấn đề; (3) Rèn luyện kỹ năng mềm quan trọng để thành công trong mọi lĩnh vực như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết xung đột, tư duy phản biện…; (4) Chuẩn bị cho tương lai, giúp người học sẵn sàng cho những thay đổi nhanh chóng của xã hội và công nghệ, trang bị kiến thức và kỹ năng để thích ứng với các công việc mới, các hình thức làm việc mới và các mô hình kinh tế mới.

Trong những năm gần đây, ngành GDMN Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng CNTT. Nhiều dự án ứng dụng công nghệ hiệu quả đã được triển khai, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Các ứng dụng, phần mềm giáo dục dành cho trẻ mầm non ngày càng đa dạng và được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất tại các trường mầm non chưa đồng đều, khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ của giáo viên còn hạn chế do thiếu đào tạo bài bản. Việc trang bị cơ sở vật chất, phát triển các ứng dụng giáo dục đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, đào tạo nguồn nhân lực ngành CNGD, thực hiện chương trình phát triển năng lực công nghệ hiện nay. Bên cạnh đó, còn thiếu các nghiên cứu đánh giá tổng thể về hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ trong GDMN tại Việt Nam (Trần Thị Tâm Minh, 2020).

Bài viết này tập trung vào việc phân tích kết qủa khảo sát thực trạng sử dụng TMĐT, những khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng TMĐT của cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) trong các cơ sở GDMN. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng TMĐT, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

Thương mại điện tử (e-commerce) là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các nền tảng trực tuyến. Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), “TMĐT được hiểu là sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hàng hoặc phân phối hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình thương mại qua mạng Internet. TMĐT không chỉ giới hạn trong giao dịch B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) mà còn bao gồm các hình thức khác như B2B (doanh nghiệp đến doanh nghiệp), G2C (chính phủ đến công dân),… (Lê Phú Khánh, 2023, Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, 2023).

Thương mại điện tử (TMĐT) đã cách mạng hóa hành vi mua sắm và kinh doanh. Người tiêu dùng được tiếp cận đa dạng sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng và thuận tiện. Doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí và tạo ra các mô hình kinh doanh mới. TMĐT cũng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ, tạo nhiều cơ hội việc làm. Bên cạnh đó, TMĐT còn mang lại nhiều lợi ích khác như tăng tính minh bạch thông tin, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và đa dạng hóa hình thức thanh toán. Trong lĩnh vực giáo dục, TMĐT tạo điều kiện cho việc học tập trực tuyến, linh hoạt và hiệu quả hơn. (Trần Thị Cẩm Hải, 2021, Đặng Thái Bình, 2023).

Thương mại điện tử (TMĐT) trong giáo dục là việc ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp các dịch vụ học tập trực tuyến, tạo điều kiện cho người học tiếp cận kiến thức mọi lúc, mọi nơi. TMĐT đa dạng hóa hình thức học tập, từ các khóa học trực tuyến đến việc sử dụng công nghệ AI, VR để cá nhân hóa trải nghiệm học tập. Mục tiêu của TMĐT là mở rộng cơ hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra môi trường học tập tương tác, linh hoạt. Nhờ TMĐT, việc học tập trở nên chủ động hơn, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng cá nhân.

Thực tế, “thương mại điện tử trong giáo dục” có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau như (1) Bán hàng sản phẩm giáo dục trực tuyến: Đây là hình thức kinh doanh trực tuyến các sản phẩm liên quan đến giáo dục như sách, khóa học online, phần mềm học tập; (2) Cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến: Bao gồm các hình thức học trực tuyến, đào tạo trực tuyến, tư vấn trực tuyến; (3) Ứng dụng công nghệ thương mại điện tử vào quản lý giáo dục: Sử dụng các công cụ và nền tảng thương mại điện tử để quản lý các hoạt động của trường học, như đăng ký học, thanh toán học phí, quản lý điểm số, v.v.

Việc tham gia thị trường TMĐT trong giáo dục mở ra rất nhiều cơ hội và lợi ích hấp dẫn cho các tổ chức giáo dục, bởi có thể tiếp cận với một lượng lớn học viên trên toàn thế giới, không bị giới hạn về không gian và thời gian; việc cung cấp các khóa học trực tuyến giúp các tổ chức giáo dục tăng doanh thu và đa dạng hóa nguồn thu; các công cụ và nền tảng học tập trực tuyến giúp giảng viên tạo ra các bài giảng hấp dẫn và tương tác hơn, nâng cao chất lượng giảng dạy; có thể xây dựng thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường giáo dục trực tuyến.

Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, cần lưu ý một số yếu tố như nội dung khóa học phải được thiết kế hấp dẫn, dễ hiểu và đáp ứng nhu cầu của người học; cần đầu tư vào các công cụ và nền tảng học tập trực tuyến hiện đại để đảm bảo trải nghiệm học tập tốt nhất cho người học; cần xây dựng chiến lược marketing hiệu quả để thu hút học viên và quảng bá khóa học của mình, cần cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt để giải đáp mọi thắc mắc của học viên.

Trong bối cảnh xã hội số, giáo viên mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với công nghệ. Giáo viên không chỉ giới thiệu trẻ với các công cụ công nghệ phù hợp mà còn tạo ra môi trường học tập tích cực, khuyến khích trẻ khám phá và tương tác với công nghệ. Đồng thời, giáo viên cũng theo sát quá trình học tập của trẻ, hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết trong thời đại số. Việc tích hợp công nghệ vào hoạt động dạy học giúp khơi gợi sự tò mò, sáng tạo và tư duy chủ động ở trẻ. Để hoàn thành tốt vai trò của mình, GVMN cần trang bị cho mình những hiểu biết về các thiết bị, phần mềm và ứng dụng công nghệ dành cho trẻ em, cần có khả năng thiết kế các hoạt động học tập hấp dẫn, tương tác và phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ, cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với trẻ, phụ huynh và các đồng nghiệp để tạo ra một môi trường học tập tích cực, cần quan sát và đánh giá thường xuyên quá trình học tập của trẻ để có những điều chỉnh phù hợp. Trong bối cảnh đó việc sử dụng TMĐT giúp CBQL, GVMN tiếp cận các ứng dụng công nghệ trong tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hiệu quả hơn. (Trần Thị Tâm Minh, 2020

Thị trường TMĐT trong GDMN đang ngày càng phát triển, mang đến nhiều sản phẩm đa dạng và tiện ích cho phụ huynh và các cơ sở giáo dục như (1) Đồ chơi giáo dục gồm đồ chơi xếp hình, đồ chơi gỗ, bộ đồ chơi khoa học, sách tranh, sách tô màu; (2) Vật liệu học tập như giấy, bút màu, bút sáp, bảng chữ cái, bảng số, đồ dùng học tập bằng gỗ, các bộ học liệu Montessori; (3) Sản phẩm hỗ trợ học tập như thẻ học hình ảnh, đồ chơi âm nhạc, các ứng dụng học tập trên điện thoại, máy tính bảng; (4) Nội thất cho phòng học và khu vui chơi như bàn ghế trẻ em, thảm trải sàn, các đồ vật trang trí; (5) Dịch vụ giáo dục trực tuyến như khóa học trực tuyến, tư vấn giáo dục.

TMĐT có tác động to lớn đối với GDMN: Tạo ra môi trường học tập hấp dẫn, các ứng dụng, trò chơi giáo dục trực tuyến giúp trẻ mầm non học tập vui vẻ, kích thích sự tò mò và sáng tạo. Trẻ được làm quen với công nghệ từ sớm, giúp phát triển các kỹ năng số như sử dụng máy tính, tìm kiếm thông tin, giao tiếp trực tuyến. Phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi quá trình học tập của con em mình, tham gia vào các hoạt động học tập cùng con. TMĐT cung cấp nhiều nguồn tài liệu, khóa học giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật phương pháp giảng dạy mới.

Bên cạnh những lợi ích, thương mại điện tử trong giáo dục cũng đặt ra một số thách thức. Đó là vấn đề bất bình đẳng trong tiếp cận công nghệ, rủi ro bảo mật thông tin cá nhân, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ giáo dục, và khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ giáo dục trực tuyến…

 

(Còn nữa)

 

Call Now