Tôi chọn Tâm lý học- vì sao???

Nguyễn Dũng

Đây là câu hỏi tôi thường gặp trong những lần được tham gia chia sẻ chuyên đề đâu đó. Thậm chí cũng là vấn đề được đặt ra trong các cuộc “trà chanh” với những ông bạn hàng xóm mà phần đông cuộc sống khắm khá hơn từ các thương vụ bất động sản hoặc sản xuất thương mại. Với chính mình, câu hỏi ấy vẫn luôn là một thôi thúc mỗi khi nghĩ đến khúc cua trong chọn lựa chuyên môn của tôi.

Tôi chọn tâm lý học vì nó giúp tôi hoàn thiện bản thân. Nói không ngoa nhưng chính hành trình đến với tâm lý học nói chung và thâm vấn nói riêng đã giúp tôi như được tái khám phá lại chính mình trong những ẩn khuất của tổn thương mà bề ngoài cứ tưởng chừng chỉ là chuyện nhỏ. Cái gốc đầu tiên của tôi là Xã hội học. Xã hội học với tôi cũng rất thú vị. Bởi qua tri thức Xã hội học cho tôi được cái nhìn đa chiều cùng những luận cứ biện phân thực tại khách quan như nó vốn có. Nhưng đến với tâm lý học thì những thực tại khách quan ấy lại được gọt dũa và hun đúc nên hành vi ứng xử của chính con người. Và cũng qua tâm lý học, cá nhân được trình chiếu chính mình trong khả năng tự khám phá cái tôi (my self). Trong tiến trình tái khám phá chính mình qua lăng kính của tâm lý học đã giúp tôi bồi hoàn những khiếm khuyết khả dĩ đã tự cho mình mạnh mẽ trong sự ngộ nhận sơ khai lâu nay.

Tâm lý học giúp tôi chữa lành những tổn thương của tuổi ấu thơ vốn dĩ đã tưởng chừng được khép kính với hầu hết chúng ta. Chúng được đè nén với những tầng nấc thẳm sâu để thi thoảng, thậm chí thường xuyên chi phối các hành vi của chủ thể nhưng hầu như chưa được nhận biết, gọi tên. Vì thế, với thế mạnh đặc thù có tính cá vị hóa cách cao nhất có thể, tâm lý học hỗ trợ tôi vượt qua những tổn thương để có thể tìm cho mình trạng thái quân bình. Sự thức tỉnh của chữa lành sẽ thật sự hữu hiệu khi bản thân chủ thể nhận ra những sang chấn được chữa lành dù tự lực hay nhờ hỗ trợ từ nhà chuyên môn đều có giá trị như nhau. Vì chúng giúp chúng ta vượt qua tổn thương không phải trong tâm thế người chiến thắng mà xuất phát từ tâm khảm của người luôn nhận diện chính mình trước các vấp ngã đề dự phòng tình huống bất thường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi hòa nhập nhờ tâm lý học. Sự tương quan và hòa hợp với nhiều người luôn là một nhu cầu thường hằng của chúng ta. Tuy nhiên vẫn có những cá biệt rất khó khăn hay thậm chí có đôi chút sợ hãi khi phải buông mình ra với đám đông, với những tương quan có phần mới lạ đôi chút. Đây là hệ quả của một tiến trình “tự khép” được đặt để từ chính trong bối cảnh ấu thơ của chúng ta. Những nếp sinh hoạt có phần khắc khe, thậm chí có tính bảo thủ và áp đặt hay những tai nạn nơi những người đã từng bị lạm dụng ở vài khía cạnh từ thể lý đến tinh thần cũng góp phần tạo nên một thực thể khó hòa nhập với người khác. Góc nhìn lối sống hướng nội hay lối sống thiên về hướng ngoại cũng chỉ là tương đối trong từng bối cảnh của mỗi người. Do đó, tâm lý học giúp chúng ta gọn lọc lại những yếu tố tác động có tính tổn thương không phỉ để loại trừ mà thiết lập một cơ chế hòa nhập phù hợp với từng xu hướng của mỗi chúng ta. Và những chỉ dẫn với các kỹ thuật của tâm lý học về sự hòa nhập thật sự ý nghĩa với cá nhân, khi chúng ta được tái khám phá chính mình qua lăng kính và phương pháp của chuyên ngành thú vị này.

Mỗi người có thể đến với Tâm lý học do một cơ duyên khác nhau. Nhưng tựu trung, điều quan trọng chúng ta phải đươc tái khám phá chính mính với những sung năng dù tích cực hay hạn chế. Và tâm lý học sẽ góp phần cho hành trình kiện toàn nhân cách (Tiến trình thành nhân/ On becoming a Person) và những cơ hội nghề nghiệp là điều chắc chắn. Bởi biết mình chính là khởi đầu cho hành trình chinh phục những mục tiêu và cơ hội cao hơn./.

 

Call Now