Maria Montessori là một giáo viên người Ý và là một trong những nữ bác sĩ đầu tiên của thế kỷ 19, người đã tạo ra hệ thống sư phạm của riêng mình. Ban đầu Maria đưa ra những phương pháp riêng cho trẻ chậm phát triển. Nhưng, bị thuyết phục về sự thành công của hệ thống giáo dục của chính mình, Maria đã điều chỉnh nó cho tất cả trẻ em.
Giáo dục học (phương pháp) M. Montessori xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, có các đặc điểm sau:
- Triết lý giáo dục:
– Mỗi một đứa trẻ sinh ra đã thông minh và sẽ là người thành đạt (nhân văn).
– Vai trò của nhà giáo dục là hỗ trợ phát triển theo xu hướng sẵn có của trẻ và dạy trẻ độc lập nắm bắt thế giới khách quan
– Để giáo dục trẻ nhất thiết phải xây dựng môi trường, ở đó trẻ có thể và mong muốn tự bộc lộ xu hướng của mình, tự phát triển và tự dạy mình theo tốc độ riêng. - Mục tiêu giáo dục:
Tự tin vào bản thân
Tự đánh giá đúng mức
Độc lập
Biết lựa chọn phương án đáp ứng nhu cầu của bản thân
Tập trung ý thức vào công việc
Quản lý tốt thời gian
Yêu lao động
Ngăn nắp gọn gàng
Thích nghi xã hội cao
Trách nhiệm
Động cơ nhận thức cao
Sáng tạo - Nguyên tắc giáo dục của M. Montessori:
– Nguyên tắc 1: Dẫn trẻ tới ngưỡng tự giáo dục, tự dạy học và tự phát triển– “HÃY GIÚP CON TỰ LÀM”. Trẻ tự học nhờ vào môi trường giáo dục đặc biệt – đồ dùng của M. Montessori và các góc giáo dục trong lớp (Góc đời sống thực tiễn, Góc giác quan, Góc toán, …) trong các góc đó Chú trọng phát triển các kỹ năng vận động tinh, các giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Người lớn trong học tập đóng một vai trò thứ yếu: không phải là một người cố vấn, mà là một trợ lý. Nhiệm vụ của người lớn chỉ là tạo hứng thú cho đứa trẻ. Giáo viên trao đổi với trẻ, nhưng không áp đặt quan điểm của mình, không dẫn dắt trẻ đến câu trả lời mong muốn cho các câu hỏi.
– Nguyên tắc 2: Trẻ được tham gia vào lớp có lứa tuổi khác nhau. Ở lớp học này trẻ thường từ 2 – 4 tuổi, chúng hỗ trợ nhau tự phát triển và ít cản trở nhau.
- Cấu trúc giờ học Montessori
Cổ điển:
Bước 1: Làm việc trong môi trường montessori: phát triển chú ý, tư duy sáng tạo và logic, trí nhớ, ngôn ngữ, tưởng tượng, vận động tinh, nhận thức cảm tính, vận động cân bằng
Bước 2: Giờ học sáng tạo “Bàn tròn”: vận động, trò chơi ngón tay, trò chơi cử chỉ điệu bộ, hát diễu hành
Bước 3: Trò chơi tập thể, phát triển kỹ năng giao tiếp
Hiện đại:
Bước 1: Làm việc trong môi trường Montessori:
Bước 2: Ôn lại kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có được ở trong các mô hình dạy học khác
Bước 3: Làm quen với thế giới xung quanh
Bước 4: Làm các thí nghiệm vui
Bước 5: Hoạt động sáng tạo
Bước 6: Âm nhạc
Bước 7: Giờ học sáng tạo “Bàn tròn”
Bước 8: Sân khấu rối.
Bước 9: Học thuộc thơ, tập kể truyện theo tranh.
MỖI NGÀY MỘT GIỜ HỌC KÉO DÀI KHOẢNG 1,5 TIẾNG: Thực hiện yêu cầu về học vấn trong chương trình khung của quốc gia nhưng theo đúng cấu trúc của giờ học Montessori. Công việc chủ đạo là hoạt động tự do của trẻ với đồ dùng Montessori
Giờ học có thể tiến hành tập thể hoặc cá nhân.
TRONG MỘT GIỜ HỌC LUÔN CÓ HAI GIAO VIÊN.
- Đặc điểm của một lớp học Montessori
- Quy định và duy trì nề nếp: Duy trì trật tự trong lớp, không có những vật dụng thừa thãi. Mỗi vật dụng có một vị trí cố định. Lấy ra và để vào đúng chỗ. Để trẻ có thể học một giờ học Montessori, cần dạy trẻ quy tắc hành vi đơn giản: chào cô, chào bạn, tự lấy đồ chơi, cất đồ chơi, không phá và dành đồ chơi của bạn, tự chơi.
- Không có thi đua và so sánh: Không ràng buộc hoạt động tập thể hoặc đôi, tự chọn chỗ ngồi cho mình, không giới hạn thời gian hoạt động của từng trẻ, không nhất thiết phải trình bày kết quả hoạt động cho người khác, không có nhận xét của giáo viên về kết quả hoạt động của trẻ.
- Mỗi trẻ có một lãnh địa riêng (thảm hoặc bàn riêng), (lãnh địa của ai thì người đó là chủ nhà, những người còn lại là khách/ quan hệ chủ – khách phải đúng luật: chào hỏi và xin phép khi vào lãnh địa của người khác, rời bỏ lãnh địa của người khi khi bị yêu cầu và cảm thấy cần thiết, tạm biệt khi ra về…biết tiếp đón và tiễn khách).
- Luật bình đẳng: đồ dùng sẽ thuộc về trẻ lần đầu tiên cầm nó lên và muốn chơi với nó trong ngày. Trẻ đó có mời bạn khác cùng chơi hoặc từ chối không cho ai chơi cả.
- đồ dùng phải đủ cho nhiều trẻ.
- đồ dùng giữ chức năng trị liệu tâm lý:
Đồ dùng Montessori đều có chức năng cân bằng hưng phấn và ức chế, tạo sự phối hợp các bộ phận trên cơ thể và phát triển các chức năng tâm lý yếu kém ở trẻ. (góc thư giãn).
- Chế độ sinh hoạt trong ngày
Phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ. Có những hoạt động cố định sau: giờ ăn, giờ đi dạo ngoài trời, giờ ngủ và giờ vui chơi tự do.
- Ưu và nhược điểm của giáo dục Montessori
Ưu điểm:
Trẻ em học theo tốc độ của riêng mình, không có sự cạnh tranh với các bạn cùng tuổi và không phải là một chương trình bắt buộc. Các giờ học không nhàm chán, trẻ ham học hỏi và chủ động. Họ có thể tự hoạt động bận rộn, tôn trọng nhu cầu của người khác và làm tốt công việc gia đình. Trẻ biết “ranh giới cá nhân” và “tôi là ai”.
Nhược điểm:
Sau khi tiếp nhận phương pháp giáo dục Montessori, trẻ có thể khó làm quen với kỷ luật của các trường mẫu giáo bình thường, nơi mọi người cùng làm một việc giống nhau và giáo viên nên được coi là người có thẩm quyền chứ không phải là trợ lý. Đồ dùng Montessori khá đắt và chúng cần phải đa dạng để thu hút sự quan tâm của trẻ em, và phải có đủ số lượng. Rất khó để tạo lại một môi trường Montessori tại nhà.