VÌ SAO CẨN PHẢI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

ThS. Nguyễn Thị Thảo

Trò chơi dân gian là một loại hình trò chơi do người dân lao động sáng tạo ra dựa trên hoạt động lao động thường ngày, dưới hình thức mô phỏng lại những hoạt động đó.

Trò chơi dân gian gắn liền với cuộc sống của người dân, những trò chơi đơn giản, dễ chơi, kết hợp những bài đồng dao âm điệu nhịp nhàng hoà quyện với các động tác của trò chơi, tạo nhịp điệu, làm cho trò chơi trở lên sống động, vui tươi, nhí nhảnh.Trò chơi dân gian góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, cụ thể là phát triển vận động, ngôn ngữ, nhận thức, xúc cảm- tình cảm, thẩm mỹ, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh.

Một số trò chơi dân gian thường được tổ chức trong trường mầm non: Chi chi chành chành, thả đỉa ba ba, lò cò, mèo đuổi chuột, cắp cua, chuyền thẻ, rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng, ô ăn quan, chi chi chành chành… có thể tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Trò chơi dân gian là thế giới của trẻ thơ, vì vậy giáo viên mầm non cần lựa chọn những trò chơi, sử dụng những biện pháp hướng dẫn phù hợp với đặc điểm của trẻ để thu hút trẻ vào trò chơi, chuẩn bị chu đáo các điều kiện về môi trường, phương tiện, tạo cho trẻ một “sân chơi ” lành mạnh, bổ ích. Trẻ tham gia trò chơi không chỉ có sự hiểu biết về cách chơi, luật chơi, được thoả mãn nhu cầu vui chơi mà còn tiếp nhận được kinh nghiệm xã hội, nét đẹp nét văn hoá của dân tộc ẩn chứa trong trò chơi dân gian.

Call Now