Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành tâm lý Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

ThS. Đào Thị Sâm – Đại học Nguyễn Tất Thành

TÓM TẮT: Bài viết trình bày tổng quát các vấn đề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Dưa trên kết quả thu được từ phiếu khảo sát, tác giả tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng và một số khó khăn trong hoạt động định hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành Tâm lý hoc -Trường Đại học (ĐH) Nguyễn Tất Thành. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Từ khóa: Nghề nghiệp, sinh viên, định hướng nghề nghiệp, yếu tố, ảnh hưởng

FACTORS AFFECTING THE CAREER ORIENTATION OF PSYCHOLOGY STUDENTS AT NGUYEN TAT THANH UNIVERSITY

Abstract: The article presents an overview of issues related to students’ career orientation. Based on the results obtained from the survey, the author focuses on analyzing influencing factors and some difficulties in career orientation activities of students majoring in Psychology – Nguyen Tat Thanh University. Then, we propose a number of measures to improve efficiency in the career orientation process for students.

Keyword: Career, career orientation, student, factorial, affect.

1.    Mở đầu

Định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công cũng như hướng phát triển của mỗi cá nhân người học. Định hướng nghề nghiệp không chỉ dừng lại ở việc chọn một nghề một trường để học mà là cả một quá trình liên tục kéo dài từ năm thứ nhất đến năm cuối cùng của bậc học. Trên thực tế, nhiều SV(sinh viên) chỉ chú ý đến những nét hấp dẫn bên ngoài của NN (nghề nghiệp) như nhành hot, dễ xin việc, dễ kiếm tiền…, mà chưa biết cách phân tích những đặc điểm bản thân, yêu cầu của NN, các kỹ năng cần thiết khi làm nghề dẫn đến việc lựa chọn NN không phù hợp. Việc lựa chọn sai hoặc không phù hợp gây nên sự chán nản, học tập không tiến bộ, bỏ học giữa chừng, đổi nghề sau khi tốt nghiệp, gây lãng phí của cải, thời gian, công sức của người học và nguồn nhân lực xã hội. Bài viết khái quát các vấn đề liên quan của định hướng nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Qua đó đưa ra một số biện pháp phù hợp giúp sinh viên có thêm các cơ sở trong việc lựa chọn nghề.

2. Nội dung nghiên cứu

    • Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu này khảo sát 106 SV (N=106) là SV ngành TLH trong đó: Có 45 SV năm nhất (chiếm 42,4%), 37 SV năm 2 (chiếm 34.9%), 24 SV năm 3 (chiếm 22.6%).

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi là phương pháp chính, ngoài ra còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khác bổ trợ như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích dữ liệu bằng toán thống kê, sử dụng phần mềm SPSS 20.0

2.2. Kết quả nghiên cứu

         2.2.1. Lý do SV lựa chọn học ngành TLH

Phân tích số liệu khảo sát thu được, lí do lựa chọn học ngành TLH của SV là Muốn khám phá, thay đổi bản thân và người khác” đứng vị trí số 1 với 42 bạn, chiếm 39,6%. Đứng thứ 2 là lý do “Phù hợp với sở thích, năng lực, sở trường và nhu cầu của bản thân” chiếm 38.7%. Điều này cho thấy SV đã lựa chọn nghề dựa trên nhu cầu, mong muốn và năng lực của bản thân. Đứng ở vị trí thứ 3 là lý doMuốn giúp người thân và bạn bè giải quyết vấn đề khó khăn về tâm lý” chiếm 33.0%. Xếp vị trí thứ 4 là “Yêu thích, đam mê ngành học” với 31.1%. Khi SV lựa chọn ngành học dựa trên những mục tiêu rõ ràng, và sở thích của mình, SV sẽ tìm thấy niềm vui và sự tích cực trong học tập và phát triển nghề sau này. Kết quả ở bảng 1 cho thấy, 3 lý do SV lựa chọn ít nhất là “Thần tượng người trong ngành” 3.8%, “Truyền thống gia đình” 0.9%.

Như vậy, lý do SV chọn học ngành TL rất nhiều, nhưng phần lớn là do đam mê với ngành học, phù hợp với sở thích, muốn khám phá bản thân, giúp đỡ người khác. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những SV lựa chọn nghề một cách “ngẫu nhiên theo cảm tính” chiếm 10.4% hay lựa chọn học ngành này vì “muốn có bằng đại học” chiếm 7.5%, “không còn lựa chọn nào khác” chiếm 5.7%. Một khi SV lựa chọn học một ngành nào đó không có mục tiêu rõ ràng, học đại để có bằng đại học, họ sẽ thiếu đi ý chí vượt qua khó khăn, bỏ học, chán nản, không tìm thấy động cơ trong quá trình học, thiếu hứng thú…chính vì vậy, nhà trường nên có những biện pháp giúp những SV này xác định rõ mục tiêu, giáo dục nghề nghiệp để các em có được sự lựa chọn phù hợp, học tập tích cực.

 Bảng 1: Lý do SV thi tuyển và chọn học ngành Tâm lý học

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của SV

 Phân tích kết quả khảo sát ở bảng 3 về các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp cho thấy những yếu tố chủ quan (Tổng điểm TB = 3,16) ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của SV nhiều hơn các yếu tố khách quan (Tổng điểm TB =2,30). Cụ thể, ở yếu tố “Muốn hoàn thiện nhân cách của bản thân (giúp giải quyết khó khăn tâm lý) (ĐTB=3,42) xếp vị trí số 1. Tiếp đến là “Muốn khám phá và hiểu thêm về bản thân” (ĐTB= 3,36) xếp vị trí số 2. Yếu tố “Sở thích, hứng thú của bản thân” xếp vị trí số 3 với (ĐTB=3,29). Như vậy, có thể thấy sinh viên đã có sự chủ động và ý thức được tầm quan trọng của việc ĐHNN đối với bản thân.

Ở yếu tố khách quan, có yếu tố “Nhu cầu xã hội (ngành đang phát triển, có nhiều tiềm năng)” có ĐTB= 2,87, xếp vị trí thứ 10. Ngoài ra một số yếu tố như: Địa điểm, học phí hợp lý của trường, thu nhập của nghề, yêu cầu của nghề, cơ hội việc làm… cũng ảnh hưởng đến ĐHNN của SV. Như vậy, những yếu tố khách quan đóng vai trò hỗ trợ cho SV tham khảo để đưa ra những quyết định quan trọng trong việc ĐHNN.

Các yếu tố chủ quan TB ĐLC XB TỔNGĐTB
Sở thích, hứng thú của bản thân 3.29 0.647 3  

 

 

 

 

 

 

3,16

Năng lực của bản thân với ngành, nghề 3.15 0.673 7
Tính cách của bản thân 3.28 0.700 4
Niềm tin vào ngành – nghề 3.18 0.566 6
 Nhu cầu chia sẻ, giúp đỡ mọi người (trước hết là người thân, bạn bè) 3.20 0.668 5
Ý thức được nhu cầu của xã hội 3.08 0.643 9
Ý thức được giá trị của ngành – nghề 3.11 0.607 8
Muốn thử thách bản thân 3.08 0.664 9
Muốn khám phá và hiểu thêm về bản thân (Bản thân có vấn đề tâm lý) 3.36 0.555 2
Muốn hoàn thiện nhân cách của bản thân (giúp giải quyết khó khăn tâm lý) 3.42 0.550 1
Muốn được thành công, được nổi tiếng và được mọi người ngưỡng mộ 2.66 0.838 17
Các yếu tố khách quan
Điểm chuẩn vừa sức 2.39 0.921 19  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,30

Truyền thống gia đình 1.67 0.836 25
 Định hướng của gia đình, thầy cô, bạn bè 1.85 0.892 24
Định hướng của các trắc nghiệm tâm lý (sở thích/ năng lực/ tính cách) 2.15 0.944 22
Tấm gương của những người thành đạt trong ngành – nghề 2.21 0.902 21
Lời khuyên của các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp 2.04 0.915 23
Thông tin về ngành nghề trên các phương tiện truyền thông đại chúng 2.26 0.876 20
Đặc điểm, yêu cầu của ngành – nghề 2.66 0.935 17
Vị trí, uy tín của trường, của ngành 2.58 0.956 18
Cơ hội việc làm sau khi ra trường 2.78 1.033 13
Thu nhập (lợi nhuận) của ngành, nghề 2.81 0.977 12
Vị thế xã hội của ngành – nghề 2.67 0.933 14
Khả năng thăng tiến trong nghề 2.74 0.876 15
Đỉnh cao thành công của nghề  2.72 0.964 16
Những khó khăn, thử thách của nghề 2.75 0.895 14
Điều kiện kinh tế (địa điểm và học phí của trường hợp lý) 2.82 0.964 11
Nhu cầu xã hội (ngành đang phát triển, có nhiều tiềm năng) 2.87 0.885 10

Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên

2.2.3. Những khó khăn khi SV ĐHNN

Ngoài ra, khi được hỏi những khó khăn gặp phải khi lựa chọn nghề, có 42,3% cho rằng “Không được tư vấn cụ thể rõ ràng về ngành- nghề”, “không biết thông tin đầy đủ về các nghề thuôc chuyên ngành” chiếm 53,7%, “Thích nhiều nghề trong ngành, không biết chọn nghề nào cho phù hợp” chiếm 39,6%, hoặc “Không xác định được năng lực, hứng thú, tích cách phù hợp với nghề nào” chiếm 37,7%. Như vậy, việc lựa chọn nghề không chỉ giới hạn ở việc chọn 1 nghề để học mà còn là những hiểu biết về nghề đó cũng như sự phát triển nghề trong tương lại.

Nhìn chung, sinh viên ngành Tâm lý học có khả năng định hướng nghề nghiệp dựa vào năng lực, hứng thú, sở thích cũng như chủ động tìm kiếm thông tin, tích lũy kiến thức. Tuy nhiên, để sinh viên có được sự hiểu biết sâu sắc cũng như lựa chọn được một công việc cụ thể và có kế hoạch phát triển nghề trong tương lai cần có những biện pháp hiệu thiết thực quả hơn nữa.

  1. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực hiệu quả ĐHNN của SV ngành TLH – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Để việc định hướng nghề nghiệp của mỗi sinh viên diễn ra thuận lợi và hiệu quả cần có sự phối hợp và tác động từ gia đình, nhà trường, bạn bè và sự nỗ lực học hỏi của mỗi sinh viên. Có thể đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:

– Tổ chức các buổi chuyên đề trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về nghề nghiệp mà sinh viên đang theo học từ các chuyên gia hoặc cựu sinh viên đã đi làm lâu năm.

– Tổ chức ngày hội nghề nghiệp dành cho sinh viên vừa tốt nghiệp và sinh viên đang theo học nhằm giúp các em tiếp cận với những cơ hội việc làm phù hợp, có dịp giao lưu với các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng để hiểu rõ hơn về các yêu cầu của nghề nghiệp, vị trí việc làm. Điều này cũng giúp nhà Trường và Khoa có sự điều chỉnh về chương trình đào tạo, xác định thêm mục tiêu về chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động.

– Định kỳ tổ chức các buổi gặp mặt các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng nhằm duy trì mối quan hệ thường xuyên tốt đẹp, tạo cơ hội để sinh viên có những địa chỉ tin cậy để thực hành, thực tập và làm việc sau khi ra trường. Ngoài ra, Khoa có thể tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa hấp dẫn, các buổi trải nghiệm nghề nghiệp để sinh viên hiểu được ý nghĩa của nghề và các lĩnh vực ngành nghề có thể làm.

– Lồng ghép hoạt động định hướng nghề nghiệp thông qua các môn học với phương pháp giảng dạy sát thực tiễn, minh họa rõ ràng. Bên cạnh đó giảng viên có thể chia sẻ các kinh nghiệm làm việc của mình nhằm giúp sinh viên có cái nhìn đầy đủ hơn về ngành học.

– Mỗi sinh viên cần tích cực nhằm nâng cao khả năng tự đánh giá, chủ động tích lũy các kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp. Khi sinh viên biết đánh giá bản thân mình, các em sẽ nhận diện được những mặt mạnh để phát huy và hạn chế được những mặt còn yếu kém.

– Hàng năm có thể thực hiện các cuộc khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp để góp phần tăng thêm động lực cho những sinh viên khóa sau. Cần công bố rộng rãi thông tin việc làm trên các phương tiện truyền thông của Khoa. Các nội dung thông tin này có thể bao gồm thông tin việc làm đã có của cựu sinh viên, cựu học viên, thông tin tuyển dụng, các yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động,…

  1. Kết luận

– Quá trình định hướng nghề nghiệp của mỗi sinh viên là rất quan trọng, việc định hướng đúng đắn sẽ giúp sinh viên hình thành được động cơ học tập, tích cực trong việc trao dồi kiến thức cũng như năng lực của bản thân phù hợp với nghề mà mình theo đuổi, đáp ứng các yêu cầy của nghề nghiệp đồng thời có kế hoạch cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

– Có nhiều yếu tố tác động đến việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên, trong đó phần lớn từ yếu tố chủ quan. Việc nhận diện các yếu tố ảnh hưởng cũng như các khó khăn khi sinh viên định hướng nghề nghiệp sẽ là cơ sở để các bên liên quan như: gia đình, nhà trường, cộng đồng, bạn bè, thầy cô cùng phối hợp để hỗ trợ sinh viên trong bước ngoặt lựa chọn con đường nghề nghiệp.

– Một số biện pháp có tính khả thi mà Khoa và Ngành Tâm lý có thể áp dụng gồm: tổ chức các buổi chuyên đề định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, tổ chức các hoạt động trải nghiệm nghề, ngoại khóa, lồng ghép việc định hướng nghề thông qua các môn học, phương pháp giảng dạy, nâng cao năng lực tự đánh giá và nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên, tổ chức ngày hội việc làm, thống kê tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Thị Dịu (2010) Định hướng nghề nghiệp – Ảnh hưởng của gia đình, bạn bè và nhà trường đến học sinh khối 12 (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh), luận văn đo lường đánh giá.
  2. Vũ Dũng (2012), Việc làm, thu nhập của thanh niên hiện nay nhìn từ góc độ Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách Khoa, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện TLH.
  3. Phạm Thành Nghị (2010), “Tự ý thức nghề nghiệp của sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học
  4. Trần Thị Dương Liễu (2014). Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (luận văn thạc sĩ). TP. Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm.
  5. Super D. E., & Knasel E. G. (1981), “Career development in adulthood: Some theoretical problems and a possible solution”, British Journal of Guidance & counselling, (9), pp.194-201.

 

Call Now