Ts.Bùi Thị Việt (Đại học Nguyễn Tất Thành)
ThS. Trần Thị Kim Huệ (Đại học Trà Vinh)
Hoạt động tạo hình theo mô hình Reggio ở trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ. Theo cách tiếp cận này, giáo viên đề cao tiềm năng của trẻ, giáo viên là người hỗ trợ tạo môi trường với nhiều nguyên vật liệu khác nhau để trẻ thể hiện sản phẩm nghệ thuật một cách sáng tạo. Đề tài đã hệ thống đặc điểm tạo hình của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đặc trưng, nội dung, phương pháp, hình thức, đề xuất quy trình tổ chức hoạt động tạo hình theo mô hình Reggio. Kết quả nghiên cứu thực tiễn quá trình tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm non cho thấy: giáo viên chưa biết cách khơi gợi, gây hứng thú của trẻ, còn hạn chế trong cách bày trí để thu hút trẻ. Hoạt động đánh giá và trưng bày sản phẩm chưa thật sự hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và kết quả khảo sát thực trạng đã làm cơ sở cho việc đề xuất 7 biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi theo mô hình Reggio. Kết quả thử nghiệm đã chứng minh tính khả thi của các biện pháp, nhờ đó việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi đạt hiệu quả tốt hơn.
Từ khoá: Hoạt động tạo hình, mô hình Reggio, trẻ mầm non.
ABSTRACT
Project name: Measures to establish forming operations for children aged five to six under the Reggio model. Forming operations in kindergartens plays a crucial part in comprehensive education. In this approach, teachers who emphasize the children’s potential facilitate the creation of an environment with various resources for children to express their creativity in their artistic products. The topic has systematized this tendency’s characteristics, contents, methods, and forms, as well as proposed the procedures of forming operations organization using the Reggio model as a guide. The findings of the empirical research demonstrate that teachers lack the necessary skills to stimulate and excite children’s interests and the scope of the display is too insufficient to pique students’ curiosities. The formed products’ evaluation and display have not been productive. The findings of the literature review and the empirical survey have formed the basis for seven proposed measures to organize forming operations for children aged from five to six under the Reggio model. The experimental finding has been determining the viability of measures so this tendency will be more effectivive
Keywords: Forming operations, Reggio model, preschoolers