• Trang chủ /
  • Đào Tạo
  • / Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên khoa Giáo dục mầm non thông qua hoạt động dự giờ

Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên khoa Giáo dục mầm non thông qua hoạt động dự giờ

Ths.Nguyễn Thị Thảo

 Nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học đã và đang là vấn đề hết sức bức thiết, đòi hỏi sự đầu tư, tập trung công sức, trí tuệ của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Khoa Giáo dục Mầm non – trường đại học Nguyễn Tất Thành là một khoa mới được thành lập, số lượng giảng viên cơ hữu không nhiều, phần lớn là giảng viên doanh nghiệp, hoạt động bồi dưỡng giảng viên luôn được lãnh đạo nhà trường và khoa quan tâm.

Dự giờ là một trong những hoạt động bồi dưỡng chuyên môn quan trọng đối với mỗi giảng viên cơ hữu nói chung và giảng viên doanh nghiệp nói riêng. Hoạt động này giúp giảng viên bồi dưỡng năng lực chuyên môn, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Ngoài ra, hoạt động dự giờ  giúp cho giảng viên chủ động, tích cực hơn trong việc chuẩn bị bài giảng. Đây là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với mỗi giảng viên. Việc dự giờ góp ý chuyên môn không chỉ giúp cho giảng viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp họ sáng tạo trong việc xử lý các tình huống trong việc dạy học.

Thực hiện kế hoạch năm học 2022 -2023 của trưởng khoa Giáo dục mầm non nhằm:

  • Đảm bảo sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc tổ chức hoạt động dạy và học đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng giảng dạy cho sinh viên hệ chính quy K22 và các khoá tiếp theo;
  • Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong việc chuẩn bị giáo án, bài giảng, chuẩn bị tài liệu, phươg tiện, đồ dùng dạy học các môn phương pháp chuyên ngành, tổ chức hoạt động học tập lấy người học làm trung tâm;
  • Làm cơ sở để đề xuất tuyển dụng giảng viên cơ hữu cho những năm học tiếp theo.

Trong tháng 2 năm 2023, lãnh đạo khoa Giáo dục mầm non đã tổ chức dự giờ một số giảng viên trong khoa, các giờ dạy được tổ chức trên hội đồng giảng viên. Hầu hết các giảng viên đều có sự chuẩn bị chu đáo nội dung bài giảng, có nhiều ví dụ thực tế sinh động, có sự đầu tư thiết kế bài giảng điện tử hấp dẫn, đưa ra nhiều tình huống thực tiễn để người học cùng tham gia giải quyết, phối hợp đa dạng, linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Sau mỗi buổi dự giờ, các giảng viên được đồng nghiệp góp ý, rút kinh nghiệm, các buổi dạy kế tiếp chất lượng giảng dạy có tốt hơn so với buổi dạy đầu tiên.

Các giảng viên trong khoa đều nhận thấy rằng cần phải đầu tư sâu cho chuyên môn, tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu từng bước nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu xã hội.

Call Now