Bùi Thị Việt (Đại học Nguyễn Tất Thành)
HVCH Bùi Thị Thanh Dân (Đại học Trà Vinh)
Rất nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi trên thế giới và ở Việt Nam đều khẳng định vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, trò chơi là một phương tiện dạy học hiệu quả cho trẻ, đó là “học qua chơi” và việc thiết kế trò chơi, trò chơi phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong góc học tập theo hướng tiếp cận Montessori có vai trò quan trọng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Kết quả khảo sát thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý và GVMN ở cả 3 loại hình công lập, tư thục và quốc tế còn nhầm lẫn và mơ hồ giữa trò chơi phát triển tính kiên trì và trò chơi phát triển tính kiên trì trong góc học tập, chưa thực sự quan tâm đến việc thiết kế trò chơi phát triển tính kiên trì trong góc học tập dẫn đến số lượng các trò chơi còn ít, việc tổ chức hoạt động vui chơi tại góc học tập còn hạn chế, mức độ phát triển tính kiên trì của trẻ được khảo sát chưa cao, trẻ chưa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, dễ dàng chán nản. Dựa vào kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tế khảo sát, đã thiết kế hệ thống gồm 10 trò chơi phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong góc học tập theo hướng tiếp cận Montessori. Kết quả thử nghiệm đã khắc phục được phần nào những hạn chế trong tổ chức hoạt động vui chơi, trẻ lớp thử nghiệm có các biểu hiện phát triển tính kiên trì cao hơn cho thấy khả năng áp dụng rộng rãi các trò chơi phát triển tính kiên trì trong góc học tập cho trẻ tại trường mầm non.
Từ khóa: tính kiên trì; trò chơi phát triển tính kiên trì; hướng tiếp cận Montessori; thiết kế trò chơi; góc học tập; trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
ABSTRACT
Topic: Designing a game of developing persistence for preschoolers at the age of five to six in the learning corner under Montessori‘s approach.
A large amount of research on games in the world and Vietnam reinforces that playing games is the primary activity of preschoolers, that games are an effective means of teaching children, and that “learning through playing” is a key component of this approach. The design of games, particularly those that foster persistence in preschoolers at the age of five to six in the learning corner under the Montessori approach, plays an important role in the formation and development of children’s personalities. The results of the survey reality of designing and using games to develop persistence for preschoolers at the age of five to six in Tra Vinh province show that the awareness of preschool managers and teachers in all three types of public, private, and international is still confused and ambiguous between games to develop persistence and games to develop persistence in the learning corner, not interested in designing games to develop persistence in the learning corner, leading to a low number of games, limited organization of fascinating activities in the learning corner, the level of development of persistence of the children surveyed is not significant, satisfaction is not enough to adapt children’s entertainment need, which makes them easily depressed. Based on the findings of the research in the literature review and the reality survey, a system of ten games has been established for the development of perseverance in preschoolers using the Montessori teaching approach. The test results partially overcame some organizational shortcomings, the test class’s students demonstrated greater levels of persistence development, which paves the way for kindergarteners to play games that encourage persistence development in a variety of contexts in kindergartens.
Keywords: Persistence; game development persistence; Montessori approach; game design; learning corner; kindergarten children at the age of five to six.