ThS. Nguyễn Thị Thảo
Khi bước vào ngưỡng cửa trường đại học được tiếp cận với việc học tập theo học chế tín chỉ, trong quá trình học tập để nắm được kiến thức, kỹ năng của ngành học Giáo dục Mầm non, bạn cần phải thực hiện các bài thi hiểm tra quá trình, kiểm tra giữa học phần và thi kết thúc học phần. Vậy làm thế nào để việc học và làm bài kiểm tra, bài thi kết thúc học phần đạt kết quả cao là một vấn đề cần được quan tâm đối với sinh viên năm thứ nhất.
- Đối với bài kiểm tra quá trình và kiểm tra giữa học phần
Điểm kiểm tra quá trình và giữa học phần có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập (chiếm 40%). Vì vậy, bạn cần chuẩn bị kỹ trước khi làm bài kiểm tra.
Các bước xây dựng bảng kế hoạch ôn tập:
Bước 1. Cập nhật các học phần phải kiểm tra
Bước 2. Xác định nội dung cần học của các học phần đó
Bước 3. Lập một thời gian biểu ngắn hạn: bố trí thời gian học các học phần đó sao cho phù hợp với khối lượng kiến thức cần phải học.
Ví dụ: Tuần 7 có bài kiểm tra học phần Tâm lý học đại cương (đề mở) và Giáo dục học đại cương (đề đóng).
Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Xác định học phần kiểm tra và khối lượng bài học
– Tâm lý học đại cương : Bài 1, 2
– Giáo dục học đại cương: Bài 1, 2
- Dự định thời gian học cho từng học phần
– Tâm lý học đại cương : 10 giờ
– Giáo dục học đại cương: 10 giờ
- Đối với bài thi kết thúc học phần
Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định đến kết quả học tập sau cùng của sinh viên (60%), đây là thời điểm bạn cảm thấy khó khăn. Vì vậy, bạn cần lập kế hoạch chi tiết để có một kỳ thi đạt kết qủa cao.
Một số việc cần tiến hành như sau:
- Cần xây dựng kế hoạch ngay khi nhận được lịch thi.
- Xác định các học phần phải thi – hình thức thi (vấn đáp/tự luận đề mở hay đóng/trắc nghiệm/thực hành …).
- Sắp xếp các học phần theo thứ tự thời gian thi và khối lượng bài học của học phần.
- Xác định và phân chia thời gian ôn tập phù hợp cho mỗi học phần thi.
- Xây dựng một kế hoạch chi tiết cho việc học và làm đề cương ôn thi.
- Bố trí ôn thi xen kẽ các học phần cho phù hợp.
Khoảng thời gian chờ thi giữa các học phần: dành thời gian ôn tập lại học phần thi liền kề (có thể xen kẽ với học phần khác chưa thi – nếu cần).
Ví dụ: Kế hoạch lịch thi kết thúc học phần HK1 -Năm học 2022 -2023 của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non
TT | Tên học phần | Thời gian thi | Thời gian ôn tập dự kiến | Lưu ý |
1 | Giáo dục học đại cương | 17/12/2022 | 10-16/12/2023 | Việc ôn tập là cả một quá trình, đây chỉ là thời gian dự kiến |
2 | Anh văn cấp độ 1 | 18/12/2022 | 10-17/12/2023 | |
3 | Pháp luật đại cương | 07/01/2023 | 04/12- 16/12/20223 | |
4 | Tâm lý học đại cương | 13/01/2023 | 05-12/12/2023 |
Bạn có thể ôn tập theo hình thức cá nhân hoặc tạo nhóm (từ 2- 4 người), nên ngủ đủ giấc, đủ giờ; Khi ôn tập nên sử dụng sơ đồ Mindmap để dễ ghi nhớ, ôn tập khoảng 40 -50 phút thì nên nghỉ giải lao khoảng 10 -15 phút, vận động nhẹ nhàng để tránh buồn ngủ, đem lại hiệu quả cao.
Chúc các bạn sinh viên khoa Giáo dục mầm non có một mùa thi đạt kết quả cao như mong đợi!