LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT TRẺ CÓ HỘI CHỨNG TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)
Phát hiện sớm trẻ có hội chứng ADHD ở độ tuổi mầm non để có biện pháp can thiệp hỗ trợ kịp thời cho trẻ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, tuy nhiên, ở độ tuổi này trẻ hiếu động, thích tò mò, tìm hiểu mọi vật xung quanh nên các bậc phụ huynh thường khó phát hiện. Khi tăng động, trẻ chạy nhảy liên tục, leo trèo lên mọi thứ, không thể ngồi yên hay tập trung lâu vào bất cứ việc gì và chậm nói. Đây thực sự là một thử thách lớn cho nhiều phụ huynh bởi con luôn muốn thể hiện mình, làm ngược lại với những điều người lớn yêu cầu.
Trẻ có hội chứng tăng động giảm chú ý thường có các biểu hiện sau đây:
• Rối loạn cảm xúc, vui buồn thất thường
• Hiếu động, nghịch ngợm quá mức
• Thiếu tập trung chú ý, dễ bị phân tâm
• Bốc đồng, hấp tấp, nóng nảy
• Nói nhiều, nói các câu từ vô nghĩa
• Trí nhớ kém, thường mắc sai lầm do không để ý chi tiết
• Quậy phá người khác và khó chịu khi phải chờ tới lượt mình
• Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ
• Không nỗ lực lâu dài và thường dễ bỏ cuộc
• Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian kém
Nếu phụ huynh phát hiện con mình có những dấu hiệu tăng động giảm chú ý nêu trên, cần đưa trẻ đến các trung tâm Giáo dục đặc biệt, phòng khám tâm lý để được thăm khám và tư vấn can thiệp kịp thời giúp trẻ có thể học tham gia hòa nhập ở trường mầm non./.
Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Liên hệ tư vấn:
Đ/c: 300A – Nguyễn Tất Thành, P.13, Quận 4, TP. HCM
ĐT: 1900 2039 (bấm phím 6 hoặc 305)
Email: tuyensinh@ntt.edu.vn
Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300