MỘT SỐ YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM

ThS. Trần Thị Thu Hòa

Giao tiếp trong môi trường sư phạm chịu sự ảnh hưởng bởi những yếu tố khác nhau như:  khí chất, tính cách, cảm xúc, tâm trạng của mỗi cá nhân giao tiếp.

Trong mỗi con người sẽ có 4 khí chất: hăng hái, bình thản, nóng nãi, ưu tư. Từng khí chất đều có những ảnh hưởng nhất định trong các cuộc giao tiếp. Với người có khí chất hăng hái, họ rất dễ giao tiếp, họ chủ động làm quen, bắt chuyện, cũng như chia sẻ những thông tin mà họ đã trải nghiệm và họ nhận thức nhanh hơn và giao tiếp cũng suông sẻ hơn. Khí chất bình thản thì họ giải mã thông tin  một cách từ từ, nhưng cũng không quá chậm. Khi họ hiểu được vấn đề thì hiểu tới nơi tới chốn. Còn khí chất nóng nãy thì tâm lý của họ không có độ ổn định cao, rất khó giao tiếp. Họ thường hay bất đồng với những ý kiến trái chiều với họ. Với những người có khí chất nóng nãy thì việc giao tiếp thường khó dẫn đến thành công. Người có khí chất ưu tư là người có thần kinh yếu. Khi giao tiếp với những người này thì chúng ta phải nói thật cạn kẽ, phải kết hợp giữa lý và tình thì cuộc giao tiếp mới thuận lợi.

Nói đến tính cách của một người tức là xét về mặt đạo đức của người đó. Người có đạo đức tốt là người biết bao dung, độ lượng, vị tha và tốt bụng. Giao tiếp trong môi trường sư phạm chịu ảnh hưởng của các nhóm tính cách khác nhau, người có tính cách tốt sẽ tạo được nhiều mối quan hệ tốt  vì họ có tấm lòng tốt, họ được phụ huynh quý mến hơn, tin tưởng hơn và được đồng nghiệp yêu quí hơn.

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có những lúc vui buồn. Cảm xúc đó sẽ đeo bám trong suy nghĩ của bạn. Bạn có làm việc gì hay có đi đến nơi đâu thì cái cảm xúc đó vẫn hiện diện trong bạn. Khi những cảm xúc này cùng bạn đến nơi làm việc thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cũng như  ảnh hưởng đến việc giao tiếp với mọi người xung quanh, đặc biệt là đối vởi trẻ. Cảm xúc vui vẻ trong bạn tràn đầy thì bạn luôn cởi mở, sẵn sàng đón nhận và chia sẻ thông tin với mọi người. Điều này làm tăng hiệu quả giao tiếp. Còn nếu bạn đang buồn bâng quơ, hoặc là bực bội việc gì đó thì bạn sẽ không thể nào dấu đi cảm xúc đó. Bạn trở nên thờ ơ trước mọi thứ giao diễn ra với bạn, thậm chí bạn không muốn trò chuyện hay trao đổi gì với bất cứ ai. Do đó, cảm xúc có thể chi phối và quyết định tính hiệu quả của việc giao tiếp. Bên cạnh đó thì tâm trạng của chúng ta cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp.  Khi bạn hưng phấn thì bạn sẽ chủ động hơn trong giao tiếp. Bạn sẽ nhận thức tích cực hơn và giao tiếp sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu bạn thấy mệt mỏi, chán nản thì bạn sẽ thụ động trong việc gặp một ai đó, và cũng có thể bạn không muốn tiếp xúc hoặc không muốn giao tiếp với bất kỳ ai.

Mỗi yếu tố tâm lý đều có sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình giao tiếp trong môi trường sư phạm, vì vậy chúng ta cần hiểu về những tính cách, khí chất của bản thân, có sự rèn luyện, thực hành các kỹ năng giao tiếp để có khả năng kiềm chế cảm xúc cá nhân và có những ứng xử phù hợp với từng đối tượng khác nhau như: học sinh, phụ huynh, cấp trên, đồng nghiệp…

Call Now