XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO

TS. Bùi Thị Việt

Ở trong lớp mầm non có thể chuẩn bị một số bộ dụng cụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo trong các góc như sau:

  1. Góc kĩ năng sống/ Góc an toàn (thay đổi theo theo chủ đề) trong lớp học:

– Bảng/hộp an toàn với bình chữa cháy, búa, xà beng, xẻng, đèn pin, mũ bảo hộ, nhiều loại ổ cắm, công tắc, khóa; mô hình đường phố với biển báo chỉ đường, vạch kẻ cho các phương tiện giao thông và người đi bộ, đèn giao thông;…

                                                                          Hình minh họa: Bộ dụng cụ phòng cháy chữa cháy

– Các đồ chơi cho các trò chơi đóng vai “Người điều khiển giao thông”, “Người cứu hộ”, “Người cấp cứu”,…

– Sơ đồ trường mầm non có đánh dấu những nơi nguy hiểm, những chỗ thuận lợi có thể vui chơi an toàn;

  Hình minh họa: Góc trang bị dụng cụ phòng chống cháy nổ

– Áp phích an toàn cuộc sống theo các chủ đề “Nếu bạn bị lạc”, “Chú ý! Nguy hiểm!”, “An toàn cháy nổ cho trẻ”…;

– Các loại Album “Cây thuốc chữa bệnh”; “Cây độc và nấm độc”, “Nghề nghiệp”, “Cây cảnh”, “Trẻ em khỏe mạnh”, “Nếu bé bị thương”,…

– Tạo một khu vui chơi nhỏ trong sân trường để trẻ tập sử dụng, thử nghiệm những kiến ​​thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết các tình huống cụ thể…

  1. Góc trò chơi an toàn:

Ví dụ về đồ dùng, đồ chơi trong góc chơi an toàn theo chủ đề giáo dục an toàn cháy nổ, bao gồm: Mô hình của một lá chắn lửa; Bình chữa cháy, xe cứu hỏa; Các đồ chơi để chơi trò chơi đóng vai; Tranh ảnh, tranh lô tô để cho trẻ chơi trò chơi học tập như trò chơi “Lửa – bạn, lửa – kẻ thù”, “Ăn được – Không ăn được”, “Nên – Không nên”, “Nguy hiểm – Không nguy hiểm”,…

Hình minh họa: Những vật dụng sắc, nhọn, phát lửa có thể liên quan đến tai nạn, cháy, nổ: Cưa, búa, quạt điện, cây nến đang cháy, cây kéo, tủ lạnh, cây kim, sấm sét, tủ giặt, hộp diêm, ấm trà nóng…

Hình minh họa: Những vật có thể ngăn chặn tai nạn, cháy, nổ: Bình cứu hỏa, trụ nước và ống cứu hỏa, gàu cứu hỏa, thang, mũ bảo hộ…

Poster “Quy tắc ứng xử trong trường hợp hỏa hoạn”; “Nguyên tắc cơ bản về an toàn cháy nổ”; “Những điều cơ bản về đảm bảo an toàn trong trường học/trên đường phố, trong siêu thị…”; sách truyên, tranh thiếu nhi, các tác phẩm văn học;…

Trò chơi “Phần thừa thứ 4”, ví dụ: Hãy chỉ vào con vật… không cùng nhóm và không thể cùng chơi vui vẻ được (hoặc nếu gặp không được chọc, giỡn/phải tránh xa)…

  1. Hình minh họa: 1-4: Mèo, chó, bê, hổ

.

  1.   Hình minh họa: 5-8: Nhím, ngựa bạch, hổ, ngựa vằn

Trò chơi “Đúng – Không đúng”, “Nên – Không nên”, …: Đặt thẻ xanh vào hành vi đúng, đặt thẻ đỏ vào hành vi không đúng/nguy hiểm/cần tránh…

 

Trò chơi “Hãy tiếp tục”, “Hãy gọi bằng một từ”,…..

– Trò chơi tại bàn, tranh lô tô, thẻ các trò chơi như: “An toàn trong trường học/ ở nhà/trên đường phố”, “Cuộc dạo chơi trong thành phố”, “Tốt – Xấu”, “Biển báo giao thông đường bộ”, “Tình huống khẩn cấp tại nhà”,…

c) Thư viện: Các tài liệu, sách truyện tranh mở rộng vốn hiểu biết, nhận thức về kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng đảm bảo an toàn trong trường học, trên đường phố, trong trường mầm non…, sách văn học, nghệ thuật, kĩ năng sống, album tranh, ảnh để xem, để minh họa và thảo luận về các tình huống an toàn – nguy hiểm khác nhau, cách xử lí khi gặp những tình huống đó…

 

Call Now