BÀI 5. Hướng dẫn trẻ nhận biết, phát hiện những vật đáng ngờ gây NGUY HIỂM CHO BẢN THÂN VÀ những NGƯỜI xung quanh

  1. Hướng dẫn trẻ nhận biết, phát hiện những vật đáng ngờ gây cháy, nổ

Các vật thể gây nổ có thể bao gồm chiếc túi xách, một cái cặp da, một cái hộp, gói bưu kiện, … có thể xuất hiện, được nhìn thấy trong trường, ở lối vào, ở cửa căn hộ, dưới cầu thang, trong xe hơi và phương tiện giao thông công cộng; dây rơi lòng thòng hoặc dây căng ngang lối đi.

Trong nhiều trường hợp, các vật gây nổ thường được nguỵ trang như các vật dụng thông thường trong gia đình: túi, hộp, đồ chơi trẻ em,…

Trong các trường hợp này, cần nhớ:

  • Không chạm, không mở, không dịch chuyển;
  • Di chuyển ra xa, đến nơi an toàn;
  • Báo cho giáo viên, phụ huynh, cảnh sát, lái xe, lái tàu….(người lớn) biết;
  1. Hướng dẫn trẻ một số biện pháp an toàn khi gặp chó dữ, bị chó dữ tấn công
  • Không giơ tay lên trên đầu;
  • Không quay lưng lại với con chó;
  • Không chạy trốn;
  • Đi chậm hoặc dừng lại nhẹ nhàng, nhìn đi chỗ khác;
  • Cư xử bình tĩnh, ôn hòa;
  • Không thực hiện các chuyển động đột ngột.

 

Trước khi cắn, chó thường đưa ra các tín hiệu phủ đầu: ấn tai, cúi xuống chân sau, gầm gừ. Nếu cảm thấy rằng con chó sắp lao vào bạn, hãy:

  • Ấn cằm vào ngực, bảo vệ cổ;
  • Lấy cái túi, cây dù, áo khoác, giày dép, đồ chơi…ngăn chặn miệng con chó;
  • Với giọng nói dứt khoát, quyết đoán, hãy cố gắng ra lệnh: “Đứng lại!”, “Nằm xuống”, “Lùi lại”, “Không được cắn !”…
  • Cố gắng đánh lạc hướng con chó bằng cách ném bất kỳ đồ vật nào như cây dù, túi xách, gậy…. sang một bên.

 

  • Không đến gần những con chó đi lạc, cho dù chúng có vẻ vô hại.
  • Nếu con chó vẫn cắn bạn, hãy đi gặp ​​bác sĩ ngay lập tức!
  1. Hướng dẫn trẻ một số biện pháp ứng xử trong những tình huống cực đoan

Nếu bạn thấy mình dưới đống đổ nát của tòa nhà:

  • Cố gắng bình tĩnh;
  • Thở sâu và đều;
  • Điều chỉnh tư thế để những người cứu hộ có thể nhìn, tìm thấy bạn;
  • Sử dụng lời nói và tiếng gõ để thu hút sự chú ý của mọi người;
  • Nếu nhận thấy mình đang ở sâu dưới đống đổ nát của tòa nhà, hãy di chuyển bất kỳ vật kim loại nào (vòng, chìa khóa, …) sang trái sang phải để trẻ có thể được phát hiện bằng công cụ tìm kiếm;
  • Di chuyển cẩn thận, cố gắng không gây ra sự sụp đổ mới, tập trung cho sự chuyển động của không khí từ ngoài vào.
  • Nếu có cơ hội, với sự trợ giúp của các đồ vật xung quanh như tấm bảng, viên gạch,… hãy tạo ra các tiếng gõ và chờ đợi sự giúp đỡ;
  • Nếu không gian xung quanh tương đối mở, không đốt lửa để tiết kiệm oxy;
  • Với cơn khát mạnh, hãy kiếm một viên sỏi nhỏ ngậm vào miệng, thở bằng mũi;
  • Nhớ giữ bình tĩnh, tiết kiệm sức lực cần thiết để chờ đợi sự trợ giúp từ bên ngoài của dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ.

Kết luận

Hoạt động dạy học, giáo dục kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng sẽ giúp ngăn ngừa tai nạn và thương tích cho trẻ, đảm bảo cho cuộc sống của trẻ luôn vui tươi, hạnh phúc.

Việc dạy trẻ kĩ năng tự bảo vệ mình trước những tình huống bất trắc, nguy hiểm trong cuộc sống là một trong những kĩ năng đơn giản mà cha mẹ, giáo viên có thể kết hợp dạy trẻ bằng các tình huống cụ thể trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Đây là một trong những kỹ năng xuất hiện sớm, được hoàn thiện trong một thời gian dài và theo chúng ta trong suốt cuộc đời. Do vậy, việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp trẻ tự tin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại.

Tài liệu tham khảo

  1. Айдашева Г.А. и др. Дошкольная педагогика. – М.: ЛитРес, 2009.
  2. Бабунова Т.М. Дошкольная педагогика. – М.: ТЦ Сфера, 2007 – 208 с
  3. Голованова Н.Ф. Социализация и воспитание ребёнка. – СПб.: Речь, 2004.
  4. Дошкольная педагогика /Под ред. С.А. Козловой, Т.А. Куликовой. – М.: Издательский центр «Академия», 2009. – 416 с.

Hết

 

 

Call Now